image banner
Tin mới
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
Công tác kiểm tra đánh giá thực hiện nhiệm vụ công tác dân số và phát triển năm 2023
Năm 2023 là năm thứ năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “ về công tác dân số trong tình hình mới:” năm thứ ba thực hiện Đề án số 07-ĐA/TU của Tỉnh Ủy Lào Cai về “Bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân và công tác dân số tỉnh Lào Cai trong tình hình mới, giai đoạn 2020-2025”; cũng là năm thứ hai triển khai thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TU của Ban Thường vụ tỉnh ủy về nâng cao chất lượng dân số tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Sở Y tế đã phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh triển khai một cách tích cực; các cấp, các ngành, các địa phương đều đã nghiên cứu, thấm nhuần và triển khai thực hiện nghị quyết, đề án đạt được nhiều kết quả quan trọng; công tác quản lý nhà nước của cấp ủy, chính quyền các cấp được tăng cường, đảm bảo đồng bộ, hiệu quả. Nhiều giải pháp đã được triển khai; công tác truyền thông về nâng cao chất lượng dân số được tăng cường; nhiều chỉ tiêu quan trọng đã được thực hiện đảm bảo tiến độ; duy trì tỷ lệ giảm sinh; tỷ số giới tính khi sinh ổn định; tỷ lệ bà mẹ, trẻ được tầm soát bệnh bẩm sinh ngày càng cao. 

anh tin bai

Đoàn kiểm tra giám sát của Sở Y tế làm việc tại TTYT huyện Mường Khương

Tuy nhiên trong quá trình tổ chức thực hiện công tác dân số và phát triển nhiều khó khăn vướng mắc cũng đã bộc lộ cần được quan tâm tháo gỡ như: Một số văn bản hướng dẫn triển khai ban hành còn chậm, khó khăn cho việc triển khai thực hiện; một số cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa quan tâm nhiều đến công tác dân số và phát triển. Công tác tham mưu ở một số cơ sở còn lúng túng; phối hợp chưa thường xuyên; truyền thông nâng cao chất lượng dân số một số nơi hiệu quả chưa cao. Nhận thức của đồng bào DTTS ở các xã vùng cao về công tác dân số và phát triển còn hạn chế; tình trạng tảo hôn, tư tưởng trọng nam, muốn có nhiều con vẫn còn. Một số bộ phận nam, nữ thanh niên chưa thấy được lợi ích của việc khám sức khỏe trước kết hôn; còn coi nhẹ việc chủ động khám phát hiện bệnh tật; chưa thấy được hệ lụy của tảo hôn, hôn nhân cận huyết, tác hại của việc nạo phá thai không an toàn. Đội ngũ làm công tác dân số còn thiếu; cộng tác viên tuyến thôn, bản thiếu ổn định; còn có cán bộ hạn chế về năng lực, thiếu kỹ năng truyền thông, hoạt động tại cơ sở chưa thực sự hiệu quả. Công tác truyền thông, giáo dục về dân số ở một số địa phương, nhóm đối tượng hiệu quả chưa cao; truyền thông cung cấp dịch vụ về dân số chưa toàn diện; người dân còn chưa chủ động tiếp cận sớm với các dịch vụ nâng cao chất lượng dân số. Kinh phí cho nâng cao chất lượng dân số tại các huyện còn chưa đảm bảo như: Kinh phí cho khám sức khỏe định kỳ người cao tuổi, kinh phí cho hoạt động các mô hình điểm nâng cao chất lượng dân số đã thành lập từ trước; không có kinh phí cho sàng lọc bệnh Thalassemi do tỉnh Lào Cai không thuộc tỉnh được CTMT hỗ trợ. Chế độ thù lao đối với CTV dân số còn thấp; ưu đãi cho viên chức làm công tác dân số còn hạn chế; một số quy định về kinh phí thực hiện các dịch vụ trong chính sách hỗ trợ của địa phương theo Nghị quyết 33/2020/NQ-HĐND tỉnh không còn phù hợp; công tác mua sắm đấu thầu chậm, nhiều vướng mắc ảnh hưởng đến cung cấp dịch vụ dân số. Một số chế tài xử phạt trong vi phạm chính sách dân số chưa đủ mạnh. Tình trạng sinh con thứ 3 trở lên, đặc biệt tỷ lệ trẻ em sinh ra là con của phụ nữ sinh dưới 20 còn cao; chế tài xử phạt đối với trường hợp vi phạm chính sách dân số chưa đủ mạnh nên còn có cán bộ, đảng viên vi phạm. Việc triển khai một số chỉ tiêu về nâng cao chất lượng dân số còn khó khăn; công tác nâng cao thể lực, tầm vóc, sức khỏe thể chất, tinh thần người dân chưa đáp ứng yêu cầu; mục tiêu tuổi thọ trung bình hằng năm chưa đạt. Năm 2022, theo Báo cáo Niên giám thống kê Lào Cai là 70 tuổi so với mục tiêu đến năm 2025 là 74 tuổi (Toàn quốc năm 2022 là 73,6 tuổi)… Từ những khó khăn tồn tại nêu trên, cần có sự vào cuộc của các cấp, các ngành để có những giải pháp đồng bộ để tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác dân số và phát triển trong thời gian tới; cụ thể:

Tiếp tục tham mưu việc kiện toàn Ban Chỉ đạo công tác y tế, dân số tỉnh Lào Cai; đặc biệt là Tiểu ban Dân số-KHHGĐ để tham mưu UBND việc chỉ đạo, triển khai thực hiện Nghị quyết. Tăng cường vai trò của cấp uỷ, chính quyền các cấp để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết; nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý nhà nước; phát huy mạnh mẽ vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể và của cả cộng đồng trong công tác dân số-KHHGĐ. Thực hiện tốt quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực dân số- KHHGĐ; cấp ủy, chính quyền các cấp cần các định rõ tầm quan trọng của nâng cao chất lượng dân số; có biện pháp cứng rắn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm chính sách dân số.

Đẩy mạnh, đổi mới toàn diện nội dung truyền thông công tác dân số và phát triển; gắn việc truyền thông nâng cao chất lượng dân số trong mối quan hệ hữu cơ với phát triển kinh tế, xã hội; tập trung truyền thông vào các vấn đề chính: Nâng cao chất lượng dân số cả về thế chất, trí tuệ và tinh thần, tạo nền tảng cho sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần phát triển nhanh, bền vững. Tuyên truyền cho người dân về các biện pháp tự chăm sóc, bảo vệ sức khỏe; phòng chống dịch, bệnh; dinh dưỡng hợp lý; rèn luyện thể thao…kéo dài tuổi thọ người dân; Duy trì vững chắc mức sinh thay thế, giảm chênh lệch mức sinh giữa các vùng, đối tượng; giảm sinh sinh con thứ 3 trở lên; giảm tình trạng phụ nữ dưới 20 tuổi sinh con; đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, phấn đấu duy trì cơ cấu tuổi của dân số ở mức hợp lý; Thích ứng với già hóa dân số, đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; chăm sóc sức khỏe người khuyết tật; phân bố dân số hợp lý, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

anh tin bai

Đoàn kiểm tra giám sát của Sở Y tế làm việc tại TTYT huyện Văn Bàn

Đồng thời phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ nâng cao chất lượng dân số (Khám sức khỏe trước hôn nhân; KHHGĐ; tầm soát trước sinh và sau sinh…). Tiếp tục đầu tư mua sắm TTB y tế, đặc biệt là các thiết bị cho sàng lọc, phát hiện bệnh, tật bẩm sinh. Xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng các bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám, trạm y tế, đảm bảo đủ điều kiện cung cấp dịch vụ nâng cao chất lượng dân số theo quy định. Tham mưu bổ sung đội ngũ viên chức, công tác viên dân số; tăng cường đào tạo nâng cao năng lực cán bộ; triển khai, nhân rộng các mô hình giảm thiếu mất cân bằng giới tính khi sinh, ngăn ngừa tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, CSSK người cao tuổi. Tiếp tục tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ nâng cao dân số giai đoạn đến 2030.

Hy vọng rằng với quyết tâm nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong tổ chức triển khai thực hiện công tác dân số và phát triển sẽ mang lại hiệu quả góp phần thực hiện hoàn thành mục tiêu về nâng cao chất lượng dân số theo kế hoạch đề ra.

Phạm Tám – CCDS