image banner
Tin mới
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
Công tác triển khai và kết quả thực hiện Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ Chăm sóc sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình tại các xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Lào Cai năm 2023

Năm 2023, ngay từ đầu năm Chi cục đã tham mưu UBND tỉnh Lào Cai ban hành kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 31/01/2023 về Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ Chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình tại các xã đặc biệt khó khăn của tỉnh. Ngay sau khi kế hoạch ban hành, UBND 8/8 huyện, thị xã đã phê duyệt kế hoạch chỉ đạo thực hiện Chiến dịch tại địa phương  theo kế hoạch. Ban Chỉ đạo công tác Chăm sóc sức khoẻ nhân dân 66/66 xã đã họp, chỉ đạo và triển khai thực hiện Chiến dịch tại cơ sở. Công tác phối hợp giữa các ngành thành viên trong việc chỉ đạo tổ chức công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia thực hiện Chiến dịch được triển khai thường xuyên. 

anh tin bai

Ông Cư Seo Lý PCT UBND xã Quan Hồ Thẩn, huyện Si Ma Cai chủ trì cuộc họp BCĐ trước chiến dịch đợt 2 năm 2023

Chiến dịch năm 2023 được thực hiện trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 đã được kiểm soát, kinh phí từ Chính sách hỗ trợ công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình kéo dài của giai đoạn 2017-2020 theo Nghị quyết số 33/2020/NQ-HĐND ngày 04/12/2020 của HĐND tỉnh Lào Cai vẫn tiếp tục được phân bổ sớm ngay từ đầu năm cho địa phương triển khai thực hiện các hoạt động trong Chiến dịch. Cấp uỷ, chính quyền địa phương cấp xã của 7/8 huyện, thị xã đã quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ một phần kinh phí để tổ chức Chiến dịch với tổng số tiền là 29.200.000 đồng. Đặc biệt việc đẩy mạnh hình thức truyền thông, tư vấn trực tiếp tại hộ gia đình cho các đối tượng đích, hoặc những đối tượng “có nguy cơ cao”, tăng cường công tác truyền thông, giáo dục, vận động về dân số và phát triển với nội dung nhằm nâng cao kiến thức cho người dân về chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình (SKSS/KHHGĐ), nâng cao chất lượng dân số. Trên cơ sở nguồn phương tiện tránh thai (PTTT) miễn từ nguồn Tổng cục Dân số-KHHGĐ (nay là Cục Dân số) cấp, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh đã chủ động cung cấp cho các huyện, thị xã; trung tâm y tế các huyện, thị xã sử dụng PTTT, thuốc, vật tư tiêu hao tồn năm 2022 và chủ động mua tạm ứng thuốc, vật tư tiêu hao phục vụ khám và điều trị phụ khoa thông thường từ nguồn kinh phí địa phương để đảm bảo thực hiện Chiến dịch. Ngoài ra, các địa phương tăng cường cung cấp PTTT nguồn xã hội hóaBên cạnh những thuận lợi, việc triển khai Chiến dịch còn gặp những khó khăn: Ban Chỉ đạo một số chính quyền địa phương cấp xã, huyện vẫn chưa thực sự quan tâm đến công tác chỉ đạo, tổ chức Chiến dịch; công tác phối hợp tuyên truyền, vận động; công tác kiểm tra, giám sát chưa triển khai thường xuyên và hiệu quả chưa cao. Nguồn PTTT của Trung ương để cấp cho đối tượng miễn phí theo quy định còn thiếu; nguồn PTTT miễn phí từ ngân sách địa phương chưa được bổ sung; nguồn xã hội hóa thuộc Đề án 818 đã có thuốc tiêm tránh thai, nhưng hiện nay đang tạm dừng phân phối, chưa có thuốc cấy tránh thai. Một số xã chưa hỗ trợ kinh phí cho việc tổ chức triển khai thực hiện Chiến dịch tại địa phương; chưa tổ chức tốt truyền thông trong các đợt Chiến dịch.

anh tin bai

Cán bộ Trạm Y tế xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát tuyên truyền cho bà con 

Dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương từ tỉnh đến cơ sở; sự phối kết hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị-xã hội; sự nhiệt tình, sáng tạo, chủ động, tinh thần trách nhiệm vượt qua khó khăn của đội ngũ công chức, viên chức y tế - dân số, cộng tác viên dân số, Chiến dịch năm 2023 đã đạt được những kết quả khá quan trọng như: Toàn tỉnh treo 83 băng zôn khẩu hiệu trên các trục đường chính và nơi cung cấp dịch vụ; đăng tải và viết 02 tin, bài, 15 ảnh về Chiến dịch; nói chuyện chuyên đề và truyền thông trực tiếp tại thôn, bản được 892 buổi cho 33.515 lượt người nghe; phối hợp với Đài truyền thanh huyện, thị xã tổ chức phát các bản tin về dân số và phát triển được 46 lượt; phát thanh 422 lượt trên hệ thống loa phát thanh của xã, thôn; biên tập, viết bài tuyên truyền nội dung về dân số và phát triển trên Cổng thông tin điện tử danso.laocai.gov.vn để cơ sở khai thác, lượng truy cập là 1.332 lượt. 100% các xã tổ chức Chiến dịch thực hiện tuyên truyền nâng cao chất lượng dân số với số lượt người tham gia là 27.642/27.103 đạt 102% kế hoạch Chiến dịch (KH) trong đó cao nhất là huyện Mường Khương đạt trên 104,6% KH. Kết quả thực hiện dịch vụ KHHGĐ: tổng số người sử dụng BPTT lâm sàng là 5.029/5.047 đạt 99,6% KH, tăng 1,3% so với năm 2022, trong đó cao nhất là đặt dụng cụ tử cung đạt 113,2% chỉ tiêu KH, trong đó có 02 huyện thực hiện đạt chỉ tiêu trên 110% KH (Bảo Thắng đạt 132,4%, Mường Khương đạt 116,2% KH). 36/66 xã thực hiện đạt chỉ tiêu Chiến dịch trên 100% KH, trong đó: Mường Khương 08 xã, Bắc Hà 06 xã, Sa Pa 06 xã, Văn Bàn 06 xã, Bát Xát 04 xã, Si Ma Cai 04 xã, Bảo Thắng 01 xã. Tổng số khám phụ khoa 21.265 lượt người đạt 106% KH, 8/8 huyện, thị xã đều đạt từ 100% trở lên, trong đó cao nhất là Si Ma Cai 146%; số người mắc bệnh phụ khoa thông thường là 9.156 người chiếm tỷ lệ 43%; 100% số người mắc bệnh phụ khoa thông thường được điều trị.

Để tiếp tục triển khai, duy trì thực hiện Chiến dịch năm 2024 và các năm tiếp theo được hiệu quả, thời gian tới cần tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự vào cuộc mạnh mẽ của các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị-xã hội; tham mưu xây dựng kế hoạch, giao chỉ tiêu, đưa ra các giải pháp thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của địa phương ngay từ đầu năm. Bên cạnh đó, đội ngũ viên chức, cộng tác viên dân số cần tiếp tục rà soát địa bàn, quản lý chặt chẽ đối tượng chưa áp dụng biện pháp tránh thai, huy động, tư vấn đối tượng đến cơ sở y tế đảm bảo đáp ứng dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ; đẩy mạnh xã hội hóa PTTT thông qua hệ thống y tế công lập và tư nhân để người dân được tiếp cận đa dạng với các loại PTTT phù hợp nhu cầu. Ngoài ra, cần tích cực chủ động áp dụng đổi mới các hình thức truyền thông, tư vấn trực tiếp của đội ngũ viên chức y tế-dân số, đội ngũ cộng tác viên dân số với nhiều nội dung đa dạng, đồng bộ các nhóm đối tượng trên địa bàn quản lý, cần đẩy mạnh các hoạt động truyền thông trên nền tảng công nghệ số, tuyên truyền trực quan bằng pano, áp phích, khẩu hiệu và tăng cường tuyên truyền trên hệ thống phát thanh, truyền thanh của địa phương các nội dung chuyên đề về chăm sóc SKSS, chính sách dân số và phát triển giai đoạn hiện nay./.

Thuý Hằng – CCDS